1. Nội dung:
Bộ phim là câu chuyện về những phát minh vượt thời đại nhưng có phần điên rồ của nhà khoa học cấp tiến Victor Frankenstein. Trong phần này, phim không đề cập đến một mình Victor, mà còn có thêm một nhân vật chính nữa, là Igor. Igor là một tên hề lưng gù sống trong rạp xiếc, nhưng lại là một thiên tài về y học, đặc biệt là giải phẫu học. Victor lần đầu gặp Igor ở rạp xiếc khi Lorelei (là vũ công ở rạp xiếc và là người yêu của Igor) bị chấn thương trong khi diễn. Victor đã giúp Igor thoát khỏi rạp xiếc và chữa khỏi bệnh gù lưng cho anh. Igor từ một thèn hề lưng gù, bị hắt hủi đánh đập, trở thành một người ra dáng quý tộc đúng nghĩa. Hai người có chung một niềm đam mê về y học, và Victor bị hấp dẫn bởi việc hồi sinh sự sống từ cái chết. Victor cho rằng chết chỉ là một trạng thái tạm thời, và con người có thể thoát khỏi trạng thái đó. Chính điều đó đã khiến Victor và Igor đi từ thí nghiệm này đến thí nghiệm khác. Thành tựu đầu tiên của họ là khi họ hồi sinh một con tinh tinh đã chết từ các bộ phận cơ thể được cấy ghép. Điều đó đã thu hút sự chú ý của Finnegan, một sinh viên cùng trường với Victor. Nhưng Finnegan lại nghĩ đến nhiều âm mưu độc ác với thành tựu của Victor, và hứa sẽ hỗ trợ những phát minh sau này của anh. Victor, vì ám ảnh về cái chết của anh mình từ nhỏ, và mong muốn mang anh mình trở lại với cuộc sống, nên đã vượt ra khỏi những giá trị đạo đức và luân lí. Anh đã thực hiện một cuộc thí nghiệm quy mô nhằm tạo ra một quái nhân với hai quả tim và bốn lá phổi mang hình hài của anh mình. Và nhiệm vụ của Victor chính là ngăn chặn điều đó xảy ra.
2. Hình ảnh và đồ họa:
Bộ phim lấy bối cảnh Luân Đôn ở TK XIX (cùng thời điểm khi cuốn tiểu thuyết được xuất bản), với phong cách ăn mặc rất đặc trưng của các quý tộc thời đó. Phim có sử dụng hỗ trợ từ phía đồ họa cho một số cảnh về thành phố Luân Đôn và mấy cái thí nghiệm của Victor. Mình thấy phần khung cảnh thành phố được xây dựng rất đẹp nhưng lại chưa hài lòng lắm với phần đồ họa cho con tinh tinh với thèn khổng lồ (tạm gọi vậy :D), vì nó còn hơi sượn. Nhưng chung quy lại thì nó vẫn ở mức được chứ không đến nỗi quá lố nên theo mình không phải là điều gì to tát. Tạo hình các nhân vật cũng được trau chuốt rất kỹ lưỡng, đặc biệt phải nói đến hai nhân vật chính (Victor và Igor). Victor là một nhà khoa học đại tài, nhưng kiêu căng và phô trương, trong khi Igor lại là một người hơi tự ti với bản thân. Cá nhân mình cảm thấy khuôn mặt của hai diễn viên hoàn toàn phù hợp với nét tính cách đó, cộng thêm lối diễn xuất rất đạt của hai diễn viên chính, nên làm cho bộ phim rất mượt. Nói chung ở bộ phim này, phần hình ảnh được làm tốt và ổn, chứ chưa thật xuất sắc.
3. Nét đặc sắc của phim:
Bộ phim vẫn mang lối nói chuyện ngắn gọn và rõ ràng của phương Tây, giúp cho người xem dễ nắm bắt nội dung bộ phim. Với lại đây là kiểu phim khoa học viễn tưởng rất thuần, vì hoàn toàn không có các chi tiết gây hài hay kinh dị trong phim. Theo mình thì,kiểu phim như thế nếu làm thì phải làm thật xuất sắc, nếu không thì rất dễ gây chán. Rất may là nội dung của bộ phim cũng khá hay. Xem phim bạn sẽ thấy, có hai tư tưởng mâu thuẫn với nhau được lồng ghép vào bộ phim. Một là tư tưởng của thời đại, thiên về góc độ tâm linh và thần thánh, được thể hiện ở nhân vật thanh tra Turpin. Hai là tư tưởng của Victor, tư tưởng thiên về khoa học và kiến thức hiện đại. Thời đó, thì tư tưởng của Victor được xem là khá lập dị, nên ông không được mọi người đánh giá cao. Điều đó cũng một phần quyết định nét tính cách của nhân vật này. Mình thấy đây là chi tiết duy nhất dễ chú ý, ngoài ra thì phim bám rất sát nội dung chính chứ không lan man về mấy cái này. So với phần hình ảnh thì mình nghĩ phần này nên được đánh giá cao hơn, vì thực sự nét tính cách của hai nhân vật và cách xây dựng nội dung phim rất lôi cuốn.
4. Hình ảnh trong phim:
5.Trailer:
6.Kết:
Victor Frankenstein là một bộ phim khoa học viễn tưởng với hình ảnh đẹp và cốt truyện hay. Có thể nói bộ phim phù hợp nhất với những ai đã đọc qua tiểu thuyết cùng tên của Mary Shelley. Mình đảm bảo đây là một bộ phim không hề phí nếu bạn bỏ thời gian ra xem.
0 nhận xét:
Post a Comment